Tin mới nhất M&E

Tin mới nhất M&E

Ý chí mạnh mẽ

19.03.2012

Ông Trịnh Văn Hà ưu tiên sản xuất các thiết bị cơ điện trong nhà máy của mình

Các công ty cơ khí hiện đang có một khoảng thời gian khó khăn tại thị trường Việt Nam. HAWEE và HISA bày tỏ cách lội ngược dòng thành công.

Theo ông Trịnh Văn Hà, thành công là thỏa hiệp, và cá nhân ông khẳng định: "Khi có tình huống khó, tôi ở công trường mọi lúc khắc phục vấn đề". Từ đâu mà ông đã nảy ra chiến lược này? Từ chính công ty của mình - công ty HAWEE – một trong những nhà thầu cơ điện lớn nhất Việt Nam, với hơn 1.500 nhân viên. Vị trí làm việc của ông ở tầng sáu của tòa nhà trụ sở chính công ty tại thủ đô Hà Nội.

Ngay bên dưới, xe cộ tấp nập qua các giao lộ. Còi xe inh ỏi giành đường. Nhưng tại đây, mọi thứ đều yên tĩnh; không có tiếng ồn từ dưới đường phố dội lên. Ông Hà không còn xa lạ với sự hỗn loạn này. Cuộc khủng hoảng năm 2008 và 2011 đã tác động mạnh tới ông, tuy nhiên Hawee vẫn dành ưu thế - ông Hà khẳng định quyết tâm của mình: "Chúng tôi tiếp tục đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển ngay cả trong giai đoạn suy thoái. Cách duy nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn kinh tế này là làm ra những sản phẩm xuất sắc", ông nói.

Hành trình tăng trưởng

Tăng trưởng không phải là điều dễ. Hawee nằm trong dư chấn tác động khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang tìm đến những xu hướng kinh doanh mới trong một thị trường phức tạp. Ông Hà đã chọn hướng đi táo bạo và xác định tiềm năng mới trên cơ sở phân tích thị trường. Ông nhận thấy nhu cầu thiết yếu các vật liệu đặc thù cho công trình. "Thay vì phải gia công sản xuất bên ngoài, chúng tôi quyết định đầu tư vào máy móc và mở rộng kinh doanh theo hướng đó."

Công ty mới, máy móc hiện đại

Vì vậy, tháng 5 năm 2011, ông mở một công ty thứ hai ở thị xã Từ Sơn, cách Hà Nội 16km. Ông đặt hàng một máy đột, hai máy chấn và máy cắt xén - tất cả đều mang thương hiệu TRUMPF. "Hệ thống máy đều đảm bảo, và đây là cách duy nhất để chúng tôi làm ra được những sản phẩm hàng đầu. Chúng tôi cũng đã bị thuyết phục bởi các dịch vụ, việc bảo trì và phần mềm. Nhờ có những máy móc trên, chúng tôi xây dựng nên một hệ thống vận hành sản xuất hiệu quả." Ngoài ra còn để sản xuất ống dẫn cáp và bảng chuyển mạch.

Khi ông Hà cùng vợ thành lập HAWEE vào năm 2004, tự sản xuất sản phẩm là dường như vẫn là điều xa vời. Những ngày đầu, công ty chỉ là một đại lý bán ống dẫn nước uống. "Giữa năm 2006, nhận ra tiềm năng ngành xây dựng cơ điện mang lại, chúng tôi bắt đầu với việc lắp đặt đường ống cho các tòa nhà tư nhân và công nghiệp.” Ngày nay, HAWEE thực hiện tất cả các hạng mục của ngành này trong các dự án xây dựng quy mô lớn.

Sản xuất tại Việt Nam

"Chúng tôi sản xuất trong nước; đó là một lợi thế lớn," Ông Hà khẳng định. "Bằng cách đó, chúng tôi giúp khách hàng tiết kiệm tiền thuế nhập khẩu cao và mua sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý." Cách quản lý chuyên nghiệp, máy móc hiện đại và nhân sự có trình độ là các điều kiện căn bản. Ông Hà liên tục cập nhật kiến thức cho các kỹ sư và lập trình viên thông qua các hội thảo đào tạo cá nhân và các khóa học ngắn hạn. "Và thông qua học hỏi lẫn nhau", ông Hà nói.

Ông chủ tâm để trở thành "Đối tác tin cậy" đối với nhân viên và khách hàng của mình - mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại. Với mức lạm phát gần 20 phần trăm, những chi phí mua bán nhỏ cũng trở nên đáng kể. "Nếu chúng ta vay nợ từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án hoặc đầu tư mới, với lãi suất cho vay là 22-25 phần trăm mỗi năm. Như vậy, chúng ta phải đạt lợi nhuận cao, đủ để trang trải lãi suất cao cho vốn vay", ông báo cáo. Nhưng Ông Hà vẫn lạc quan. Nền kinh tế đang tiếp tục phát triển - Ngân hàng Phát triển châu Á dự kiến tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng 7 phần trăm trong trung hạn. Tuy nhiên, các nhà phân tích từ cơ quan chính phủ "Thương mại và Đầu tư của Đức" không kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu chính là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Mọi thứ sẽ tiếp tục phát triển: Với ngành thang máy

Dù trong bối cảnh đặc biệt này, Ông Tô Văn Nghiệp khẳng định mọi thứ sẽ tiếp tục đi lên - theo đúng nghĩa đen. Kể từ khi ông tự đứng ra kinh doanh vào tháng 7 năm 2002, khởi đầu bằng việc thành lập HISA tại thành phố Hồ Chí Minh ở phía nam của đất nước, hiện nay ông đã trở thành một nhà sản xuất thang máy lớn. "Ban đầu, chúng tôi ký hợp đồng gia công bên ngoài và sản xuất một thang máy mỗi tháng,” ông nhớ lại. Sau đó, ông tự mua máy riêng - và mọi thứ đã dần phát triển từ đó. " Hiện tại, chúng tôi sản xuất 100 thang máy một tháng với 150 nhân viên", ông tự hào tuyên bố.

HISA bán 60 phần trăm thang máy của mình trong lĩnh vực bán lẻ, phần còn lại cung cấp cho các công ty xây dựng về khách sạn và tòa nhà văn phòng, chủ yếu trong thị trường nội địa. Vì HISA đang được mở rộng nên trong tương lai gần sẽ xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào và Campuchia. "Chúng tôi hiện đang xây dựng một cơ sở sản xuất mới. Với nhà máy này, chúng tôi có kế hoạch tăng sản lượng lên đến 500 thang máy mỗi tháng", ông Nghiệp cho biết.

 "Hãy đánh giá cao nhân viên của bạn"

Khi được hỏi về lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nhân trả lời, "Máy móc hiện đại! Đây là cách duy nhất giúp chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm công nghệ cao với chất lượng mong muốn. Đó là một thách thức lớn ở Việt Nam”. Để đáp ứng mục tiêu này, nhà máy của ông đã đầu tư máy một máy TruLaser 1030, một máy TruBend 5130 và một máy TruMatic 500 R. Chuyến thăm của ông tới TRUMPF tại Grüsch, Thụy Sĩ, trong tháng 10 năm 2011 đã làm ông khá chắc chắn vào sự lựa chọn của mình.

"Tuy nhiên, các công nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng hình thành một công ty vững mạnh và thành công", Giám đốc Nghiệp nhấn mạnh. Ông thúc đẩy, khuyến khích họ bằng các điều khoản làm việc và lương thưởng hấp dẫn. "Đánh giá cao nhân viên" là phương châm của ông. Và ở Việt Nam triết lý này là yếu tố quyết định. Các công ty có sự biến động nhân sự cao - nếu công ty cạnh tranh trả lương tốt hơn, nhân viên sẽ nhảy việc nhanh chóng. Ông Nghiệp xây dựng dựa trên cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. "Chúng tôi chỉ có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và tiếp tục cải thiện các quy trình nếu các nhân viên có thể vận hành máy móc một cách chính xác", ông cho biết.

Theo kịp với thị trường

Với chiến lược này, ông đang phấn đấu để theo kịp thị trường đang phát triển. "Các tòa nhà đang trở nên ngày càng cao hơn và thang máy của chúng tôi cần bắt kịp được xu hướng đó. Thang máy phải đáp ứng được số lượng khách chuyên chở nhiều hơn, cabin rộng rãi hơn và công nghệ thang máy nhanh hơn", Ông Nghiệp giải thích, và nhấn mạnh rằng phần thiết kế cũng là một yếu tố không được bỏ qua. Vì vậy HISA sẽ hoạt động không ngừng nghỉ. Nhu cầu đang cần được đáp ứng và sẽ tiếp tục phát triển. Ông Nghiệp đã sẵn sàng, cơ sở sản xuất mới của ông sẽ sớm được hoàn thành và đi vào hoạt động.

Nguồn: http://www.mastersofsheetmetal.com

Related articles